Kiên quyết bài trừ mỹ phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường

Kiên quyết bài trừ mỹ phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường

Chỉ tính riêng trong năm 2022, hàng vạn sản phẩm thuộc lĩnh vực hóa, mỹ phẩm đã bị lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) trên cả nước phát hiện và ngăn chặn kịp thời, tránh những tiềm ẩn rủi ro đáng tiếc về sức khỏe cho những người không may sử dụng.

Liên tiếp “xóa sổ” các cơ sở sản xuất, kinh doanh “khủng” về mỹ phẩm

Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2022, lực lượng QLTT tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện và triệt xóa 03 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng lớn trên địa bàn, thu giữ hàng trăm ngàn sản phẩm vi phạm trị giá gần 13 tỷ đồng, đồng thời chuyển giao hồ sơ sang Cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục xem xét xử lý hình sự.

Kho mỹ phẩm vi phạm tại TP. Bắc Ninh bị lực lượng Quản lý thị trường thu giữ

Mới đây nhất, chiều ngày 16/2/2023, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục QLTT, lực lượng QLTT TP. HCM đã đồng loạt tiến hành kiểm tra các địa điểm chứa trữ, kinh doanh nước hoa, mỹ phẩm nằm trên địa bàn quận Gò Vấp, thu giữ gần 40.000 sản phẩm vi phạm có trị giá gần 2 tỷ đồng.

Lô mỹ phẩm Obagi vi phạm vừa bị lực lượng QLTT TP. HCM tiến hành tiêu hủy ngày 28/10/2022

Cũng trên địa bàn TP.HCM, ngày 28/10/2022, Đội QLTT số 2 đã tiêu hủy hai lô hàng hóa trên 13.000 mỹ phẩm mang thương hiệu Obagi có trị giá trên 18 tỷ đồng là hàng nhập lậu. Lô hàng được đơn vị phát hiện và thu giữ ngày 27/8 tại điểm chứa hàng và kinh doanh của ông H.Đ.Q. Phong tại phường Phú Thạnh, quận Tân Phú.

Hay những ngày đầu tháng 1 năm 2022, lực lượng QLTT tỉnh Thái Nguyên đột xuất kiểm tra và bắt quả tang cơ sở đang đóng gói các loại mỹ phẩm và thực phẩm chức năng dành cho người lớn, trẻ em mang các nhãn hiệu, như: Hemia, JUSHI, QUEEN PERFECT…. Cùng hàng tấn nguyên liệu chứa đựng trong các thùng phuy.

Lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên trực tiếp kiểm tra tại hiện trường cơ sở sản xuất mỹ phẩm

“Chúng tôi phải dùng 2 xe tải 5 tấn để chở hàng hóa, máy móc và nguyên liệu có dấu hiệu vi phạm. Còn các loại bao bì, chai, lọ phải dùng đến 5 xe tải để vận chuyển”, Lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên cho biết tại hiện trường kiểm tra.

Bên cạnh đó, tại nhiều Cục QLTT trên cả nước, việc kiểm tra mặt hàng hóa, mỹ phẩm được thực hiện thường xuyên và liên tục từ cơ sở kinh doanh, cửa hàng tạp hóa, kho chứa hàng đến các xưởng sản xuất. Các mặt hàng vi phạm đều bị lực lượng QLTT thu giữ để xác minh, làm rõ vi phạm.

Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra cơ sở sản xuất kem trộn lớn tại Bình Định

Tăng cường phối hợp giữa DN và lực lượng chức năng trong phòng chống hàng giả

Đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam từ năm 2019, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Việt - Hàn, địa chỉ 164 Lê Cao Lãng, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học công nghệ chấp nhận đơn hợp lệ với hai thương hiệu mỹ phẩm chính là Ecosy và Ecotop. Đây là hai thương hiệu mỹ phẩm đã có chỗ đứng vững chắc và được người tiêu dùng ưa chuộng tại thị trường Hàn Quốc.

Tại Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Việt - Hàn cũng là đơn vị duy nhất nhập khẩu và phân phối độc quyền các dòng sản phẩm của thương hiệu này.

Đặc biệt, Ecotop là dòng nước hoa được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam với công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn châu Âu. Tuy nhiên, Công ty cũng gặp khó tại thị trường Việt Nam khi phải cạnh tranh với những dòng sản phẩm giả, nhái tràn lan trên thị trường.

Một trong những sản phẩm nước hoa sản xuất tại Việt Nam mang thương hiệu ECO TOP của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Việt - Hàn

Theo ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Việt - Hàn, nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường, Công ty đã đa dạng hóa các hình thức kinh doanh cả online và offline để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên “cái mà tôi lo ngại nhất hiện nay đó là thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm không đảm bảo an toàn cho người sử dụng với giá bán rẻ, đánh vào thị hiếu của người tiêu dùng. Gây khó cho việc cạnh tranh cho các sản phẩm chính hãng của chúng tôi” ông Trung nói.

Phát triển mạnh tại thị trường phía Nam, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Việt - Hàn đã có lượng khách hàng tương đối ổn định với đa dạng các dòng sản phẩm từ thương hiệu Ecosy như: kem chống nắng, sữa rửa mặt, kem dưỡng da, serum… có giá từ 180.000 - 450.000/sản phẩm. Đây là mức giá tầm trung đối với một sản phẩm nhập khẩu, chính vì vậy các sản phẩm đã được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao.

Đặc biệt các dòng nước hoa mang thương hiệu Ecotop được Công ty sản xuất tại Việt Nam cũng đang dần khẳng định thương hiệu trên thị trường với mức giá phải chăng, mẫu mã đa dạng, hợp túi tiền của người sử dụng.

Tuy nhiên, trước sự “bát nháo” từ thị trường mỹ phẩm, đặc biệt hàng loạt các vụ việc về mỹ phẩm bị lực lượng QLTT phát hiện và thu giữ trong thời gian qua, để có được niềm tin của người tiêu dùng, bên cạnh việc hoạt động một cách chân chính, các doanh nghiệp mong muốn phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc đấu tranh loại bỏ các mặt hàng vi phạm ra khỏi thị trường.

“Việc hợp tác với lực lượng chức năng trong việc phòng chống hàng giả, hàng nhái lưu thông trên thị trường có thể là con dao hai lưỡi khiến cho người tiêu dùng e dè khi sử dụng sản phẩm để tránh mua phải hàng không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, chúng tôi xác định, khó mấy cũng phải làm để có thể bài trừ các sản phẩm hàng giả, hàng nhái ra khỏi thị trường” ông Trần Văn Trung quyết tâm.

“Nhận diện hóa - mỹ phẩm vi phạm trên thị trường”

Nhận thức được ảnh hưởng của mặt hàng hóa – mỹ phẩm đến sức khỏe người sử dụng, trong thời gian qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành hoặc trình Bộ Công Thương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm ổn định thị trường, bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, tập trung vào các hàng hóa có nhu cầu cao như: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Đặc biệt trong thời gian từ 06-11/3/2023 tại 62 Tràng Tiền, Tổng cục QLTT lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan tự do Phòng trưng bày chuyên đề “Nhận diện hóa – mỹ phẩm vi phạm trên thị trường” với gần 600 sản phẩm hóa - mỹ phẩm đến từ trên 30 thương hiệu được ưa chuộng trên thị trường. Tại đây, người tiêu dùng có cơ hội tham quan, tìm hiểu thông tin về các mặt hàng mỹ phẩm vi phạm mà lực lượng QLTT phát hiện, xử lý trong thời gian qua cũng như trang bị thêm những kiến thức về phân biệt sản phẩm thật – giả trong mua sắm hàng hóa.

Cũng theo Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất Việt - Hàn Trần Văn Trung, hoạt động trưng bày bên cạnh việc phản ánh các hành vi vi phạm còn giúp các doanh nghiệp làm ăn chân chính có cơ hội giúp người tiêu dùng tiếp cận được các dấu hiệu để nhận biết các sản phẩm chính hãng để có lựa chọn sáng suốt hơn cho những lần mua sắm tiếp theo, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT cho biết, mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nếu các sản phẩm đó có chứa chất độc hại, không được bảo quản đúng cách. Chính vì vậy trong thời gian tới, lực lượng QLTT tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động kiểm tra, ngăn chặn các mặt hàng không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường, đặc biệt trên môi trường thương mại điện tử để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng trong mua sắm hàng hóa.

Cùng với đó, các chương trình trưng bày theo chuyên đề tiếp tục được Tổng cục QLTT triển khai nhằm tạo nên một địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng tham quan, tìm hiểu và trang bị kiến thức trong mua sắm hàng hóa, tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Bài trước
Sản phẩm đa dạng

Sản phẩm đa dạng

Chất lượng cao nhất

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển

Giao hàng nhanh chóng

Dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng

Tư vấn nhanh chóng

Chính hãng 100%

Chính hãng 100%

Cam kết chất lượng